Báo Việt Luận – Trong nghiên cứu được công bố gần đây, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Sydney đã giải thích rằng quá trình mang thai của cá mập phát triển giống như con người.
Loài này được gọi là cá mập mũi nhọn Úc và sống ẩn náu ngoài khơi bờ biển phía bắc nước Úc. Mỗi mùa hè, một con cái sẽ mang thai từ 5 đến 10 con non. Những con cá mập con được sinh ra gần 1 năm sau đó vào mùa hè năm sau.

Các nhà khoa học phát hiện cá mập con được gắn dây rốn và nhau thai mẹ, được ngăn cách bởi một lớp nang trứng mỏng. Nhau thai được tạo thành từ các lớp tế bào mỏng từ mẹ và con. Các nhà khoa học cho biết trong một tuyên bố: “Các nang trứng trong nhau thai cá mập mũi nhọn không có lỗ chân lông. Nhưng chúng tôi đã chỉ ra rằng nó vẫn có thể cho phép các phân tử nhỏ truyền từ mẹ sang con, chẳng hạn như oxy và các chất dinh dưỡng nhỏ bao gồm đường, axit amin, axit béo và nước. Điều này giải thích làm thế nào mà những con cá mập mũi nhọn con lại có thể phát triển nhanh chóng như vậy bên trong tử cung của cá mập mẹ.”
Không giống như con người, cá mập mũi nhọn “tạm dừng” quá trình mang thai trong bảy tháng – một quá trình được gọi là Diapause – để đảm bảo con non được sinh ra ở vùng nước ấm mùa hè. Khi những con cá mập con được sinh ra, dây rốn của chúng sẽ rụng đi, để lại cho chúng những chiếc rốn.”
Đặc điểm sinh học của quá trình sinh sản của cá mập từ lâu đã khiến các nhà khoa học thích thú vì nó thay đổi tùy theo loài được đề cập. Ví dụ, cho đến nay chưa ai từng chứng kiến những con cá mập trắng lớn giao phối. Một số loài như cá mập Port Jackson đẻ trứng, trong khi cá mập trắng lớn lại đẻ non. Những con cá mập trắng lớn như cá mập mũi nhọn mang thai con của chúng trong một năm trước khi sinh con, trong khi cá mập viền mang thai hơn ba năm.
Thụy Trang – Báo Việt Luận
Leave a comment