Home Cộng Đồng Hiệp định RCEP có hiệu lực, Úc cảnh giác trước Trung Quốc
Cộng Đồng

Hiệp định RCEP có hiệu lực, Úc cảnh giác trước Trung Quốc

Báo Việt Luận – Theo Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan, nông dân và doanh nghiệp Úc có cơ hội tiếp cận với hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới với một mối quan hệ đối tác mang lại nhiều lợi ích.

Hiệp định RCEP có hiệu lực, Úc cảnh giác trước Trung Quốc
Hiệp định RCEP có hiệu lực, Úc cảnh giác trước Trung Quốc

Vào thứ 7, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực với Úc, New Zealand, Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngày ½, Hàn Quốc sẽ chính thức tham gia hiệp ước.

Mặc dù Úc tán thành một thỏa thuận nhằm chấm dứt các lệnh phong tỏa thương mại nhưng Trung Quốc vẫn áp đặt các mức thuế trừng phạt và hạn chế đối với các sản phẩm của Úc.

Trong một cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Ren Hongbin cho rằng nước này đã sẵn sàng thực hiện tổng cộng 701 nghĩa vụ ràng buộc theo thỏa thuận. Ông mô tả đây là cột mốc quan trọng cho sự mở cửa của Trung Quốc.

Theo thỏa thuận, 22 lĩnh vực dịch vụ sẽ được mở thêm, 100 lĩnh vực mà Trung Quốc đã thực hiện cách đây hai thập kỷ để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới được bổ sung vào cam kết.

Ông cho rằng RCEP là cơ hội tốt cho các sản phẩm và dịch vụ của Úc được đánh giá cao tại nước này. “RCEP sẽ tạo lợi thế cho việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa tại địa phương và thúc đẩy hợp tác thông qua các chuỗi giá trị khu vực, mà các doanh nghiệp của chúng tôi sẵn sàng tham gia bằng cách hợp lý hóa các yêu cầu xung quanh quy tắc xuất xứ”.

Ông Tehan nói, các hiệp định thương mại hiện có trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất, chẳng hạn như dịch vụ, thương mại kỹ thuật số và đầu tư hai chiều sẽ được RCEP cải thiện.

Vào thứ 7, hàng loạt các thuế quan hàng năm khác có hiệu lực đối với các hiệp định thương mại tự do của Úc, bao gồm cả CPTPP và Hiệp định Thương mại Tự do Hàn Quốc-Úc (KAFTA) được cắt giảm hàng loạt.

Cũng vào ngày này, thuế quan của Nhật Bản giảm xuống 1,9% theo CPTPP trong khi thuế xuất khẩu thịt cừu và thịt dê giảm một nửa xuống 2,25% theo KAFTA giúp cho các nhà xuất khẩu cá ngừ vây xanh Úc và cá hồi Đại Tây Dương được hưởng lợi.

“Sự phục hồi kinh doanh từ Covid-19 được đóng góp một phần lớn từ thương mại quốc tế. Úc sẽ được tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ việc RCEP có hiệu lực và tiếp tục cắt giảm thuế quan thông qua các hiệp định thương mại tự do khác” ông Tehan nói.

Thuỳ Hương – Báo Việt Luận

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Cộng Đồng

Chủ nhà tang lễ Mỹ lĩnh 20 năm tù vì bán nội tạng của thi thể

Chủ cũ một nhà tang lễ ở bang Colorado, Mỹ ngày 3/1...

Cộng Đồng

Khủng hoảng ‘người thừa kế’ ở Nhật Bản

Hàng loạt doanh nghiệp lâu đời, làm ăn có lãi tại Nhật...

Cộng Đồng

Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Sự khác biệt này được lý giải do trong quá trình tiếp...

Cộng ĐồngTâm Sự

Người con xa xứ chuẩn bị gì để đón Tết cùng gia đình?

Nhớ nhung chắc hẳn là nỗi niềm của những người con sống...