Báo Việt Luận – Trung Quốc đã cho ra đời một cỗ máy được thiết kế để tạo ra năng lượng vô hạn được gọi là “mặt trời nhân tạo” với tham vọng muốn làm cho nó nóng hơn cả mặt trời thật.
Các thử nghiệm về “mặt trơi nhân tạo” đang được chạy tại một lò phản ứng nhiệt hạch từ tính Tokamak siêu dẫn (EAST) để cố gắng đạt được nhiệt độ cao hơn và thời gian dài hơn tại trung tâm nghiên cứu của Viện Khoa học Vật lý Hợp Phì, Trung Quốc.
Phương tiện truyền thông địa phương Tân Hoa xã đưa tin, thiết bị này đã nóng hơn gần bảy lần so với mặt trời thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang cố gắng nâng cấp hệ thống sưởi phụ trợ của EAST để làm cho nó nóng và bền hơn.
Được thiết kế và phát triển bởi người Trung Quốc, EAST đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới sử dụng từ năm 2006 để tiến hành các thí nghiệm liên quan đến nhiệt hạch. Hơn 10.000 nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc và nước ngoài đã làm việc cùng nhau để mang lại sự sống cho mặt trời nhân tạo.
EAST khai thác nhiệt độ cực cao để đun sôi các đồng vị hydro thành plasma, kết hợp chúng với nhau và giải phóng năng lượng. Trung Quốc đã chi khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (1,3 tỷ USD) cho dự án này. Năng lượng này sẽ hầu như không tạo ra chất thải phóng xạ và chỉ cần một lượng nhỏ nhiên liệu.
Song Yuntao, Phó giám đốc Viện Vật lý Plasma thuộc Viện Khoa học Vật lý Hợp Phì cho biết, ông hy vọng nó sẽ tạo ra điện vào năm 2040. Ông nói: “Năm năm kể từ bây giờ, chúng tôi sẽ bắt đầu xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch của mình, lò phản ứng này sẽ cần thêm 10 năm xây dựng. Sau khi nó được xây dựng, chúng tôi sẽ xây dựng máy phát điện và bắt đầu sản xuất điện vào khoảng năm 2040.”
Điều này sẽ đưa nhân loại tiến gần hơn đến việc tạo ra “năng lượng sạch không giới hạn” bằng cách bắt chước các phản ứng xảy ra tự nhiên bên trong mặt trời của hệ mặt trời. Lò phản ứng nhiệt hạch được chế tạo tùy chỉnh đã lập kỷ lục thế giới vào tháng 6 khi chạy ở nhiệt độ 120 triệu độ C trong 101 giây. “Mặt trời nhân tạo” này đạt nhiệt độ khoảng 15 triệu độ C tại lõi của nó. “Mặt trời nhân tạo” lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố vào tháng 11/2018.
Thụy Trang – Báo Việt Luận
Leave a comment